top of page
quang67

Các Cách Nâng Tầm Nhận Diện Thương Hiệu Bằng Animation - Xu Hướng Branding 4.0




Người ta vẫn hay nói, một bức ảnh có thể thay thế cho hàng nghìn từ. Với cách hiểu như vậy, thì hình ảnh chuyển động (hay video) có giá trị bằng cả trăm nghìn từ. Chính vì việc truyền thông bằng thị giác ngày càng chứng tỏ được hiệu quả nhờ các thiết bị smart device, mà việc sử dụng animation hay hoạt hình ngày càng trở nên phổ biến trong các chiến dịch marketing hay branding.


Các số liệu thống kê cho biết 93% marketers khẳng định sử dụng video marketing trên các kênh truyền thông mang lại cho họ thêm nhiều khách hàng. Thêm vào đó, những dự đoán của Cisco cho biết, đến năm 2020, 82% lượng traffic trên internet sẽ là các nội dung dạng video. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi YouTube là website có lượng truy cập nhiều thứ 2, chỉ sau Google.


sử dụng animation trong branding

Bản thân animation (hay hoạt hình) là một phương thức thể hiện, không phải một thể loại. Chính vì lẽ đó, việc áp dụng animation như thế nào vào lĩnh vực branding là một bài toán yêu cầu các marketer phải cân nhắc giữa rất nhiều những sự lựa chọn. Vậy animation có thể giúp các doanh nghiệp nâng tầm nhận diện thương hiệu của mình? Câu trả lời ngắn gọn nhất là có.


Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực hoạt hình, cùng kinh nghiệm hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế, DeeDee Animation Studio đã trực tiếp đối mặt với câu hỏi này rất nhiều lần. Vậy nên, chúng mình sẽ giới thiệu qua các cách mà doanh nghiệp có thể áp dụng animation trong những chiến dịch branding / xây dựng nhận diện thương hiệu của mình.

 

1. LINH VẬT HOẠT HÌNH (ANIMATED CHARACTER)


Việc sử dụng một linh vật hoạt hình (animated character hay mascot) trong nhận diện thương hiệu là một phương án không hề mới, nhưng lại đặc biệt phát huy hiệu quả khi được áp dụng một cách khéo léo, đúng lúc đúng chỗ.


Những nhân vật hoạt hình nổi tiếng trong lịch sử như Mickey Mouse đã được hãng Disney thương mại hóa và phổ biến từ đầu thế kỷ 20. Nhưng trong lĩnh vực thương mại (cụ thể hơn là nhận diện thương hiệu), thì phương pháp này dần thu hút được sự chú ý từ những năm 50, nhờ việc nhân vật Tony The Tiger (chú hổ Tony) mang lại những thành công kinh doanh vang dội cho hãng ngũ cốc nổi tiếng Kelloggs.



Nhờ đâu mà việc sử dụng linh vật hoạt hình lại hiệu quả đến vậy? Đó là nhờ việc doanh nghiệp có được một gương mặt đại diện, với “siêu năng lực” tạo thiện cảm và xây dựng kết nối tâm lý với khách hàng. Đặc biệt hơn, những cảm xúc tích cực mà các nhân vật hoạt hình sinh động mang lại cho khách hàng, cũng sẽ tạo thành một chất xúc tác không hề nhỏ khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.


Phương pháp này càng đặc biệt hiệu quả với những ngành nghề có đối tượng khách hàng là trẻ em, vì những hiệu ứng thị giác và tâm lý không thể chối cãi.



Tuy nhiên, sức mạnh thật sự của animated character không hề chỉ giới hạn ở đó, mà còn có tiềm năng phát huy được hiệu quả ở nhiều thị trường, lĩnh vực khác nhau, đặc biệt với những doanh nghiệp có định hướng nhận diện thương hiệu gần gũi, vui vẻ, và dễ tiếp cận. Hãy để “nhân viên sale hoạt hình” của bạn thực hiện công việc của mình: là một người chỉ đường dẫn lối tận tâm với khách hàng!


Bên cạnh đó, việc nhân vật hoạt hình của doanh nghiệp tạo dựng được thiện cảm, cũng sẽ mở ra vô số những cơ hội phát triển cho doanh nghiệp về nội dung cho những chiến dịch truyền thông marketing sau này.


 

2. LOGO CHUYỂN ĐỘNG (ANIMATED LOGO)


Thiết kế logo chuyển động (animated logo) là một yếu tố không thể thiếu cho những doanh nghiệp muốn dẫn đầu xu thế, đứng đầu cuộc chơi 4.0.


Chính vì độ “khó” cao hơn rất nhiều so với những thiết kế logo tĩnh thông thường, đi kèm với những hiệu ứng thị giác lôi cuốn và hấp dẫn, mà logo chuyển động đã liên tục đứng top trend (xu hướng) thiết kế logo trong những năm vừa qua.


Rất may là, các doanh nghiệp không nhất thiết phải thiết kế lại hoàn toàn logo và nhận diện thương hiệu của mình để có thể bắt kịp xu hướng. Một logo tĩnh truyền thống có thể “sống dậy” và chuyển động, nhờ vào bàn tay ma thuật của các chuyên gia animation. Kỹ thuật thường được áp dụng cho các animated logo là motion graphics (đồ họa chuyển động), tuy nhiên việc áp dụng animation truyền thống cho logo chuyển động cũng sẽ mang lại những nét tươi mới cực kì ấn tượng.



Việc sở hữu animated logo sẽ giúp các doanh nghiệp tạo được điểm nhấn thương hiệu nổi bật giữa đám đông các đối thủ cạnh tranh. Đây là một lợi thế không hề nhỏ cho doanh nghiệp khi tạo được những ấn tượng tích cực trong những “lần gặp đầu tiên” với khách hàng.


Một đoạn animated logo có thời lượng ngắn gọn, thường chỉ trong khoảng 2 giây cho tới 15 giây. Chính vì vậy, thể loại logo này có khả năng ứng dụng vô cùng đa dạng và linh hoạt. Ví dụ như sử dụng làm intro/outro cho các video content của doanh nghiệp, trên các slide thuyết trình, các kênh truyền thông (dạng .gif) hay trên website của doanh nghiệp.


 

3. EXPLAINER VIDEO


Nếu như doanh nghiệp của bạn vẫn còn khá mới mẻ, việc sử dụng video hoạt hình dạng explainer để giới thiệu bản thân mình với các đối tượng khách hàng, là một sự lựa chọn mà nhiều start-up đã và đang áp dụng.


Phương pháp làm video giới thiệu này còn càng đặc biệt với những doanh nghiệp, tổ chức ở mảng công nghệ thông tin hay dịch vụ, khi mà các hoạt động của họ không hề dễ dàng để có thể giải thích được chỉ bằng lời (mà không dùng hình ảnh).



Với animation làm ngôn ngữ kể chuyện bằng hình ảnh cực kì rõ nét và lôi cuốn, mọi ý tưởng phức tạp đều có thể được “biến hóa” một cách khéo léo để trở nên dễ xem, dễ hiểu, và dễ nhớ. Dạng video mang tính giải thích này còn thường được biết đến với tên gọi “explainer video”.


Nếu như được sử dụng một cách hợp lý, một explainer video sẽ có tính ứng dụng rất cao, đặc biệt với các doanh nghiệp muốn đồng thời sử dụng nó trong các chiến dịch marketing:


  • Explainer video có thể được sử dụng như một công cụ content marketing, giúp khách hàng tìm ra được doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization).

  • Bên cạnh đó, nếu được thực hiện với chất lượng chuyên môn cao, explainer video còn có khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng, và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các doanh nghiệp (conversion).

  • Và cuối cùng, đừng quên rằng explainer video cũng là một công cụ hữu hiệu để truyền tải cá tính riêng biệt của doanh nghiệp. Đừng chỉ truyền tải thông tin một cách khô khan, mà hãy làm cho khách hàng cảm thấy cuốn hút.



 

4. VIDEO QUẢNG CÁO & TVC HOẠT HÌNH


Video quảng cáo (advertisement) và TVC (television commercials) chắc chắn không phải là một phương thức truyền thông xa lạ. Tuy vậy, việc áp dụng animation vào các dạng video này chắc chắn sẽ mang tới những điểm nhấn đáng thú vị cho các video quảng cáo của doanh nghiệp.


Khác với những dạng video người đóng thông thường, video dạng hoạt hình (animation) sẽ mở ra cơ hội cho các marketer thỏa sức sáng tạo trong việc truyền tải những thông điệp của doanh nghiệp, mà không bị quá gò bó về cách kể chuyện, diễn viên, bối cảnh, hay kỹ nghệ quay phim.



Không những vậy, việc kết hợp cả quay phim người đóng (live-action) với hoạt hình (animation) cũng là một phương pháp thể hiện mới lạ, độc đáo và đầy cuốn hút.


Những dạng video quảng cáo này thường xuyên được các nhãn hàng áp dụng nhằm quảng bá cho các sản phẩm / dịch vụ của họ. Đồng thời, cách làm cũng phát huy được hiệu quả về nhận diện thương hiệu và tỷ lệ chuyển đổi, khi các video của họ thế hiện rõ được những nét riêng biệt độc đáo về tính cách của thương hiệu (brand personality), kết hợp với lời kêu gọi hành động (Call To Action) rõ ràng.



Ví dụ minh họa rõ nét về video quảng cáo hoạt hình đó là của Oreo Canada, khi nhãn hàng này kết hợp việc giới thiệu sản phẩm mới bằng một câu chuyện hoạt hình cực kỳ dễ thương với một bài nhạc cực kỳ vui tai. Chiến dịch này đã mang lại những thành công rất đáng chú ý cho nhãn hàng Oreo vào năm 2013.


 

5. INTRODUCTION VIDEO


Thay vì một lời “welcome” khá cơ bản trên website của doanh nghiệp hoặc các kênh truyền thông mạng xã hội, việc sử dụng một đoạn video sẽ mang lại cho doanh nghiệp một phong cách và cá tính vô cùng ấn tượng.


Khác với video quảng cáo và video explainer như đã đề cập phía trên, dạng introduction video này không quá đề cao việc truyền tải thông điệp hoặc kêu gọi hành động. Thay vào đó, khi các khách hàng tiềm năng được xem video giới thiệu này, cũng giống như việc họ được các doanh nghiệp đón chào, và cầm tay dẫn vào thế giới của doanh nghiệp, như một bước khởi đầu cho hành trình của người mua hàng (buyer’s journey).


siêu nhân marcom mate trong video giới thiệu website intro

Mục đích của introduction video dạng hoạt hình do đó còn là tạo ra được những ấn tượng ban đầu tích cực, và tạo ra những trải nghiệm khách hàng (user experience) đẳng cấp.


Cũng giống như với những cách làm trên, việc áp dụng animation vào các dạng introduction video sẽ thể hiện được rõ được cá tính và nhận diện thương hiệu riêng biệt của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc không đặt nặng kết quả đầu ra còn có thể giúp các marketer có thể thỏa sức sáng tạo, bay bổng hết sức có thể.



Với thời lượng ngắn (5-15s), video dạng này có thể được ứng dụng làm intro / outtro cho các video content của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thời lượng dài hơn (15-60s) có thể được áp dụng làm intro cho website, hoặc cover video trên kênh Facebook page.


 

6. CONTENT MARKETING


Một chiến dịch content marketing dạng video hiệu quả sẽ cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Tạo được sự tương tác với khách hàng (like, comment, share), giúp gia tăng nhận diện thương hiệu

  • Tối ưu được lượng tìm kiếm từ các công cụ search engine (Search Engine Optimization)

  • Cung cấp được những thông tin cần thiết mà khách hàng đang tìm kiếm, từ đó tạo dựng được nhận diện thương hiệu uy tín và chất lượng

Tuy nhiên, để chiến dịch video content marketing thực sự hiệu quả, các doanh nghiệp sẽ cần phải duy trì tần suất đăng tải content liên tục trong thời gian dài, thông qua các nền tảng chia sẻ video như YouTube hay Facebook.


Chính vì lẽ đó, việc sử dụng các video animation là một cách làm hoàn toàn đáng được các markter cân nhắc, khi cách làm này hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu cầu trên, vừa có thể mang tới cho người xem những trải nghiệm thị giác thú vị.



Ví dụ về video content marketing sử dụng animation có thể kể đến Headspace - ứng dụng điện thoại cung cấp các bài tập thiền (meditation). Youtube channel của Headspace bao gồm những video dạng hoạt hình với nội dung xoay quanh chuyên môn của họ, bao gồm cả những video đạt lượng người xem lên tới 86 triệu.


 

KẾT


Với animation là phương thức thể hiện mới mẻ, độc đáo và thú vị, tiềm năng của việc áp dụng animation vào các chiến dịch phát triển nhận diện thương hiệu là thực sự rất lớn. Không những vậy, tiềm năng ấy còn có khả năng mở rộng hơn rất nhiều, cùng với đà phát triển của các nền tảng công nghệ, truyền thông, mạng xã hội, và kỹ thuật số.


nhân vật hoạt hình trong video quảng cáo "free fire là gì?"

Tuy nhiên, việc áp dụng animation vào branding liệu có phát huy được hiệu quả, còn phụ thuộc rất nhiều vào định hướng về truyền thông & marketing của doanh nghiệp, cũng như năng lực sản xuất của các đơn vị sản xuất animation. Chính vì lẽ đó, việc các doanh nghiệp tìm được cho mình một đối tác sản xuất phù hợp là yếu tố đặc biệt quan trọng.


Nếu như bạn tin rằng doanh nghiệp của mình phù hợp để có thể áp dụng animation cho nhận diện thương hiệu, hãy liên hệ ngay với DeeDee Animation Studio để được tư vấn nhé!


-

DeeDee Animation Studio

contact@deedeestudio.net

Comments


bottom of page